Tôi đã từng rất ngạc nhiên khi một người bạn nói với con gái anh ấy về sự “đau khổ”. Tôi tranh luận rằng liệu điều đó có khiến chúng trở nên bi quan và phòng vệ với tất thảy những điều trong cuộc sống vốn rất đỗi nhiệm màu này. Nhưng thú thật, anh khiến tôi suy nghĩ vì chúng ta vẫn đang làm rất tốt trong vai trò khơi tạo niềm tin yêu ở con trẻ nhưng cớ sao chúng vẫn chưa thể giúp mỗi cá nhân đối diện với những biến cố bằng một tâm thế vững vàng và sáng suốt?
Anh lý giải, cuộc đời vốn dĩ là một khái niệm mơ hồ, chúng được định nghĩ dựa vào cách thức vận hành của mỗi người. Thành công và thất bại, hạnh phúc và khổ đau, bệnh tật và sự tinh tấn…luôn song hành, hoán đổi vị trí cho nhau ở cùng một thời điểm hoặc trong những thời điểm khác nhau. Vậy hà cớ gì chúng ta cứ trốn chạy và muốn loại bỏ chúng ra khỏi cuộc đời mình để rồi mâu thuẫn, gãy đổ? Thời nay, chúng ta dạy con trẻ, cùng tranh luận với nhau về thành công, sự bình an, hạnh phúc…và hàng loạt những công thức được tạo ra, chia sẻ với tốc độ chóng mặt nhưng thực tế không phải ai cũng đạt được kết quả như mong đợi khi chỉ tập trung vào những điều trọn vẹn mà quên mất cuộc sống vẫn phản phất đâu đó những đau thương, hụt hẫng, khập khiễng…Việc phủ nhận sự tồn tại của khổ đau phải chăng là cách chúng ta đang tự dối lừa mình rằng cuộc sống chỉ toàn mộng mơ.
Không đau chưa hẳn đã tốt vì chúng ta chỉ thật sự tập trung vào cơ thể, vào các mối quan hệ, vào chính mình khi có những cơn đau. Chúng ta đau đớn, giày vò, thậm chí dùng chúng như một vũ khí lợi hại để đối phó với chính mình và người khác nhưng nếu chúng ta có thời gian quan sát mọi thứ đã có thể manh nha từ vài ngày, vài tuần thậm chí vài tháng trước, chỉ có điều ta chối bỏ hoặc lãng quên chúng mà thôi. Chúng ta run rẫy, sợ hãi khi đối diện với khổ đau không chỉ vì sự tàn khốc, suy sụp mà đơn giản chúng ta đang nhìn chúng bằng ánh mắt sợ hãi, nghi kỵ, xa lạ bởi chúng ta chưa từng được dạy về đau khổ, rằng bản thân sẽ vấp ngã và cần được vấp ngã. Chúng ta chỉ dạy sống với những mặt phải, thành công, giàu có, vươn lên…nhưng không ai nói với chúng ta rằng thật ra đau khổ hay hạnh phúc cũng chỉ là một trạng thái xúc cảm bản thân ghi nhận ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Chúng chỉ khác nhau ở chỗ một bên là cảm giác thoải mái, bên còn lại là sự khó chịu. Nhưng khó chịu không có nghĩa là từ bỏ, là không còn lý do gì để cố gắng, phấn đấu. Chúng phụ thuộc vào góc nhìn của mỗi người, sẽ dễ dàng với người chấp nhận để vượt qua, bế tắc với những ai chối bỏ và mãi ôm khư khư chúng vào lòng.
Đau khổ chứa đựng nhiều thi vị của nó, chỉ có điều chúng ta có thật sự đủ kiên nhẫn để nhìn chúng bằng ánh mắt bao dung và chứa đựng. Chúng giúp ta ý thức hơn về sự sống khác biệt như thế nào với khái niệm tồn tại. Ít ra, khổ đau cảnh báo ta sống chậm và dành thêm thời gian để thư thả thưởng thức tách cà phê, chơi môn thể thao yêu thích hoặc làm điều gì đó cho người mình yêu thay vì cứ mãi cố gắng bươn chải với một vài khái niệm khó có thể định nghĩa đủ đầy ví như tiền bạc, danh vọng…Tại sao chúng ta không thể xem đau khổ là lúc chúng ta cần ngơi nghỉ và cảm nhận?
Càng trải nghiệm, chúng ta sẽ nhận ra cuộc đời luôn vận hành theo cách riêng của chúng, chẳng ai giống ai. Có những vết thương dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường, bằng cảm nhận nhưng có không ít điều bản thân chúng ta sẽ chẳng thể nào tỏ tường khi không dành thời gian chiêm nghiệm và quan sát. Dù đó có là nỗi đau mà ta muốn cất giấu hay phơi bày thì bản thân cũng cho chúng một cơ hội để được thừa nhận và bao dung.
Đến đây thì bản thân tôi cũng không rõ mình đã từng được bao nhiêu lần chấp nhận sai lầm, khó khăn, bế tắc…dù chỉ trên phương diện cảm nhận hay cũng giống như số đông người ngoài xã hội kia vẫn đang ồn ào, vồ vã cho những điều ngỡ là mục tiêu, chí hướng nhưng thật ra cũng chỉ mong manh theo cách chúng ta đã từng cố định nghĩa về chúng. Tôi hi vọng bản đủ bình tĩnh để biết rằng đau khổ cũng giống như một gia vị của cuộc đời. Chúng ta đã khiến thân quá đã ích kỷ với chính mình khi ép buộc nó hướng đến toàn những khía cạnh tích cực, hào nhoáng. Nhưng rồi bản thân cũng đâu tránh khỏi những tủi hờn, đau khổ và chợt nhận ra mình có phải đang sống hay chỉ là tồn tại.
————————
VIỆN TÂM LÝ SUNNYCARE
📌 Landmark Plus, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P22, Bình Thạnh, TPHCM
SUNNYCARE ấm áp chào đón bạn bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu trên thế giới.
Để tư vấn qua điện thoại 24/7, bạn vui lòng gọi số 1900 6295 (Việt Nam)
Để đặt lịch gặp chuyên gia tâm lý trực tiếp tại văn phòng hoặc online qua video call, bạn vui lòng gọi số 028 7300 6848 – 089 639 7968 (Zalo) hoặc đăng ký TẠI ĐÂY
Để kết nối chương trình báo cáo chuyên đề tâm lý cho doanh nghiệp và chăm sóc tinh thần người lao động (EAP), bạn vui lòng liên hệ:
📧Email: infoasst@sunnycare.vn
☎️Tel: 028 7300 6848 | 📞Hotline: 092 176 8769 (Thư ký)
🌍Website: https://eap.sunnycare.vn
- Bạn có thực sự đang muốn cứu vãn tình yêu của mình?
- Trò chuyện hiệu quả với trẻ vị thành niên
- Chìa khóa vàng giúp gia tăng hạnh phúc trong hôn nhân
- “Chuyện chăn gối” khi mang thai – Nên hay không?
- Tiềm năng sáng tạo – Yếu tố tạo nên khác biệt
- Cách tăng sự tự tin trong “Chuyện yêu”
- Tư vấn trẻ em – sức khỏe tinh thần tuổi dậy thì