151 lượt xem

Thiết lập nề nếp gia đình

Gia đình là tổ ấm yêu thương nơi ta luôn nhớ về và tổ ấm yêu thương ấy được dệt nên bởi mỗi thành viên trong gia đình gắn kết, có trách nhiệm với nhau và để mỗi gia đình có những đặc trưng riêng thì cần phải có nề nếp, gia phong. Nếu tình yêu thương được ví như trái tim thì nề nếp, gia phong chính là bộ não của ngôi nhà đó. Vậy nên muốn có tình yêu thương trong gia đình, mọi thành viên được gắn kết với nhau thiết nghĩ trong gia đình đó phải có những nguyên tắc sống.

Vì sao các nguyên tắc trong gia đình là quan trọng?

Những nguyên tắc trong gia đình chính là kim chỉ nam cho mỗi thành viên thực hiện theo. Những nguyên tắc gia đình luôn quan trọng trong việc duy trình sự yên bình, hiệp nhất của mọi thành viên. Cả gia đình sẽ sống hòa thuận, trật tự hơn nếu mỗi thành viên biết tuân thủ các nguyên tắc. Chúng ta hãy tưởng tượng nếu một gia đình không có các nguyên tắc, mỗi người sẽ làm bất cứ điều gì mình muốn, sẽ làm cho mọi thứ trong gia đình trở nên hỗn loạn. Còn nếu có nguyên tắc chung trong gia đình, mọi người sẽ phối hợp tốt. Những nguyên tắc đó sẽ tạo thành một nếp sinh hoạt trong gia đình, tạo ra những thói quen ứng xử tốt với những người trong gia đình và những người xung quanh.

Những đứa trẻ sống trong một gia đình có nề nếp sinh hoạt tốt sẽ phát triển tâm lý, cơ thể cân bằng, ổn định và có những thói quen ứng xử tốt. Sau đây xin chia sẻ một số nguyên tắc chung trong việc xây dựng nề nếp gia đình:

Các nguyên tắc xây dựng nề nếp gia đình

Mỗi gia đình có một nề nếp sinh hoạt riêng.
Cái đích cuối cùng khi xây dựng nề nếp sinh hoạt là mong muốn các thành viên trong gia đình sẽ có thói quen ứng xử tốt, người lớn sẽ là tấm gương để trẻ nhỏ noi theo, con cái trong gia đình sẽ được phát triển lành mạnh và trở thành con ngoan, trò giỏi, người có ích cho xã hội. Việc xây dựng nề nếp gia đình cần có sự tham gia của các thành viên trong, vì thế chúng ta đừng quên các nguyên tắc sau:
– Tất cả thành viên trong gia đình đều được tham gia ý kiến thảo luận và được tôn trọng ngang nhau.
– Những vấn đề liên quan đến con cái trong gia đình nhất thiết phải có ý kiến của chúng.
– Cùng nhau cân nhắc và có quyết định cuối cùng.
– Khi có sự thay đổi trong nề nếp đã xây dựng, các thành viên trong gia đình cần được bàn bạc và đưa ra quyết định mới
– Những sự thay đổi lớn trong gia đình như chuyển nhà, bố mẹ ly hôn, mất người thân … ảnh hưởng nhiều đến các thành viên trong gia đình vì:
– Gia đình là một hệ thống thống nhất, các thành viên trong gia đình đều có vai trò và trách nhiệm nhất định và họ gắn bó, ràng buộc nhau. Sự thiếu vắng một người nào đó, sự thay đổi công việc hoặc sinh hoạt của họ có ảnh hưởng nhất định đến những người xung quanh. Bạn bè của trẻ thay đổi, điều đó ảnh hưởng đến cuộc sống tinh thần của chúng.
– Tái thiết lập những nề nếp cũ và xây dựng những nế nếp mới có lợi cho trẻ như: đảm bảo giờ giấc sinh hoạt của gia đình, của trẻ và giờ giấc học tập. Sắp xếp, bày biện lại đồ chơi, góc học tập…
– Những nề nếp tốt cần được quan tâm: vệ sinh thân thể, dọn giường chiếu vào buổi sáng sớm, dọn đồ chơi, đồ dùng, góc học tập…
– Giúp đỡ một số công việc nhà tùy theo độ tuổi, khả năng và sở thích của trẻ và hoàn cảnh gia đình.
– Thỉnh thoảng nên có những khoảng thời gian giải trí của gia đình hoặc cùng nhau làm những công việc có ý nghĩa và cả nhà yêu thích.
– Thiết lập những chuẩn mực đạo đức: đi thưa về trình, mời trước khi ăn cơm.
– Sự gương mẫu của bố mẹ, của người lớn trong gia đình có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc thực hiện đúng nghi thức.
– Sự kiểm tra kịp thời động viên, khích lệ khi trẻ làm tốt nề nếp có ý nghĩa rất tích cực đối với việc duy trì nề nếp.

Làm sao tất cả mọi thành viên trong gia đình cùng hiểu về các nguyên tắc

Có một vài bước có thể giúp tất cả các thành viên trong gia đình được nhất quán.
– Bố mẹ có thể nói về những quy tắc nào sẽ phù hợp với gia đình và đồng ý với một bộ quy tắc nhất định.
– Bố mẹ có thể dán nội dung các quy tắc trong nhà để tất cả mọi người đều có thể biết và tuân theo.
– Bố mẹ có thể trò chuyện với những người lớn khác trong nhà, những người chăm sóc cho con cái của họ về các quy tắc. Điều này giúp đảm bảo rằng mọi người đều biết về những gì nên và không nên làm.
– Bố mẹ có thể yêu cầu tất cả những người chăm sóc trẻ phải nhất quán trong việc giám sát và thực hiện các quy tắc.
– Bố mẹ có thể nhắc nhở các con về các quy tắc. Lặp đi lặp lại các quy tắc và đăng chúng ở khắp nơi trong nhà là cách tốt để nhắc nhở con cái về các quy tắc.
Tóm lại, Thiết lập nguyên tắc, nề nếp trong gia đình là một phương pháp quan trọng để duy trì trật tự, nề nếp trong gia đình và ngoài xã hội. Khi thiết lập nội quy cả người lớn và trẻ em cùng được tham gia đều cảm thấy thoải mái và hài lòng vì mình đã góp phần đưa ra các quyết định đó.

————————

VIỆN TÂM LÝ SUNNYCARE

📌 Landmark Plus, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P22, Bình Thạnh, TPHCM

SUNNYCARE ấm áp chào đón bạn bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu trên thế giới. 

Để tư vấn qua điện thoại 24/7, bạn vui lòng gọi số 1900 6295 (Việt Nam)

Để đặt lịch gặp chuyên gia tâm lý trực tiếp tại văn phòng hoặc online qua video call, bạn vui lòng gọi số 028 7300 6848 – 089 639 7968 (Zalo) hoặc đăng ký TẠI ĐÂY

Để kết nối chương trình báo cáo chuyên đề tâm lý cho doanh nghiệp và chăm sóc tinh thần người lao động (EAP), bạn vui lòng liên hệ:
📧Email: infoasst@sunnycare.vn
☎️Tel: 028 7300 6848 | 📞Hotline: 092 176 8769 (Thư ký)
🌍Website: https://eap.sunnycare.vn