684 lượt xem

Trẻ tự tử khi cuộc đời bỗng chán

Tự tử là một dạng của những hành vi tự hại bản thân. Đây có thể là hậu quả của những chuỗi ngày căng thẳng, mệt mỏi, mất tập trung và bi quan trong cuộc sống. Tuy nhiên, có những trường hợp mọi thứ chỉ bắt nguồn từ những lời treo ghẹo từ bạn bà, phiền hà của bố mẹ hay một số điểm không như mong đợi. Khi trẻ dồn tất cả sự chú ý vào những khiếm khuyết và hạn chế nhìn nhận vấn đề thì sự việc có thể đi xa hơn chúng ta tưởng.

Một vài câu nói như “Chết cho rồi”, “không còn muốn sống nữa” trở thành câu nói cửa miệng của trẻ, đặc biệt là những trẻ ở giai đoạn tuổi dậy thì dần trở nên phổ biến. Quá trình “tự tử” này có thể thành công hoặc không, nhưng chúng để lại những sang chấn tâm lý vô cùng nặng nề với chính cá nhân đó hoặc những người thân yêu. Chúng ta chưa vội quy kết trách nhiệm cho ai vì một hành vi phát sinh đều có những lý do và sự tác động của chúng. Có thể nhận thức sai lệch xuất phát từ những ám ảnh, hành xử không đúng mực của bố mẹ, thiếu trải nghiệm hay vì sự nông nổi nhất thời mà ra; và là tiếng chuông báo động cho các bậc cha mẹ, nhà trường và xã hội vì mọi thứ có thể đánh đổi bằng một sự ra đi đầy tiếc nối.

Thực tế, có một vài dấu hiệu chứng tỏ con trẻ không ổn. Sự quan tâm thấu hiểu trong trường hợp này là điều hết sức quan trọng. Nỗi buồn đôi lúc là hiện thân của sự bất lực, việc giúp các em có những nhìn nhận tích cực về những sự việc đang diễn ra và tìm cách giải quyết chúng là một cứu cánh cho sự bất lực nêu trên.

Những biểu hiện như sau:

  • Trẻ hay nói về cái chết hoặc các cách thức thực hiện hành vi tự tử qua mạng xã hội, internet…
  • Trẻ mang cho người khác các vật dụng riêng tư, những đồ vật yêu thích của mình;
  • Trẻ đột nhiên tránh xa người thân, bạn bè và thu mình trong phòng riêng, lớp học …
  • Trẻ đột ngột thay đổi về hành vi, thói quen như làm những việc từ trước giờ chưa bao giờ làm, từ bỏ các thói quen mà không rõ nguyên do.

Với những hành vi nêu trên, đừng vội xem chúng như lời hù dọa. Bậc cha mẹ nêu tìm hiểu các sự kiện liên quan đến trẻ vì chúng rất có thể là những yếu tố khơi mào khiến trẻ bi quan, chán nản và tìm đến cái chết. Bên cạnh đó, hãy cho trẻ biết những lo lắng của chính bạn. Sự quan tâm, thấu hiểu sẽ giúp trẻ cảm nhận được yêu thương và dừng lại. Trong những trường hợp này, người lớn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý để giúp trẻ thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực. Hành vi tự tử thường không chấm dứt hẳn sau khi có những tác động, chính vì thế việc tiếp tục quan sát và tiên lượng tình trạng sức khỏe tinh thần của trẻ là điều rất quan trong.

Thời gian này, trẻ có thể có những lời nói hành động mang tính thách thức hoặc gia tăng sự lo lắng cho người thân. Sự kiên nhẫn và đồng hành thường tạo nên sự an toàn và tin tưởng. Đây chính là yếu tố thuận lợi để chúng ta tìm hiểu “vết thương” của trẻ và chữa lành chúng.

————————

VIỆN TÂM LÝ SUNNYCARE

📌 Landmark Plus, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P22, Bình Thạnh, TPHCM

SUNNYCARE ấm áp chào đón bạn bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu trên thế giới. 

Để tư vấn qua điện thoại 24/7, bạn vui lòng gọi số 1900 6295 (Việt Nam)

Để đặt lịch gặp chuyên gia tâm lý trực tiếp tại văn phòng hoặc online qua video call, bạn vui lòng gọi số 028 7300 6848 – 089 639 7968 (Zalo) hoặc đăng ký TẠI ĐÂY

Để kết nối chương trình báo cáo chuyên đề tâm lý cho doanh nghiệp và chăm sóc tinh thần người lao động (EAP), bạn vui lòng liên hệ:
📧Email: infoasst@sunnycare.vn
☎️Tel: 028 7300 6848 | 📞Hotline: 092 176 8769 (Thư ký)
🌍Website: https://eap.sunnycare.vn