Theo Ts. David Burns, một nhà nghiên cứu và tác giả trong lĩnh vực tâm lý, ai cũng có những suy nghĩ bất hợp lí lúc này hoặc lúc khác, ngay cả trẻ con. Ví dụ, giả sử con bạn làm bài kiểm tra bị điểm kém, con nghĩ rằng mình có điểm số thấp nhất lớp và là “học sinh yếu nhất trường”. Những suy nghĩ này làm con buồn và gục mặt xuống bàn, không còn khả năng tập trung nghe giảng suốt buổi học còn lại.
Nếu như thay vì vậy, con lại nghĩ rằng “Lần này mình làm bài tệ quá, lần sau mình sẽ học bài kĩ hơn”, thì bây giờ con sẽ cảm thấy có hi vọng và động lực để cố gắng. Điều này có thể giúp con càng tập trung hơn trong lớp.
Vậy điều gì đã thay đổi trong 2 trường hợp trên? Ở trường hợp sau, con có suy nghĩ hợp lí và khách quan hơn, và đó cũng chính là cách chúng ta luôn hi vọng con cái có thể xử lí khi gặp những trường hợp khó khăn. Nhưng làm thế nào để ta giúp con suy nghĩ được như vậy?
Vận dụng những nguyên tắc Nhận thức – Hành vi
Với một hiểu biết căn bản về những nguyên tắc Nhận thức – Hành vi, bạn có thể dạy con cách xử lí những tình huống khó khăn ở trường, ở nhà, và lúc chơi với bạn. Và không phải sau khi sự việc đã xảy ra, mà là trước khi mọi thứ bắt đầu.
Những nguyên tắc Nhận thức – Hành vi chỉ rằng những suy nghĩ, cảm nhận, và hành vi đều liên quan tới nhau. Khi một trường hợp được diễn giải một cách chủ quan và một chiều, nó có thể dẫn tới những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực, bất hợp lí. Những suy nghĩ này có thể xuất hiệnn dưới nhiều hình thức, nhưng có 2 hình thức chủ yếu rất dễ gặp:
🔸 Đổ lỗi – đổ hết lỗi cho người/thứ khác hoặc nhận hết lỗi vào bản thân. Vd: đội bóng đá thua tất cả là do bạn gây ra.
🔸Suy diễn quá mức (“Vơ đũa cả nắm”) – đi đến kết luận dựa trên một sự việc duy nhất. Vd: khi một người bạn không chào mình trên đường tới lớp, mặc dù rất nhiều người khác có chào, bạn nghĩ rằng không ai ưa mình cả.
Quay trở lại với ví dụ của con bạn và điểm số kém. Làm thế nào để phụ huynh vận dụng những nguyên tắc Nhận thức – Hành vi vào hoàn cảnh này để giúp con xử lí tình huống tốt hơn?
- Xác nhận cảm xúc của con: Khi con đang buồn bực, sẽ rất khó để nói cho con hiểu. Tìm hiểu và chấp nhận những cảm xúc của con là bước đầu tiên để giúp con tiếp thu sự giúp đỡ tốt hơn.
- Nêu ra suy nghĩ bất hợp lí/vô ích: Trong ví dụ trên, giả định bất hợp lí đó là con nghĩ con có điểm số thấp nhất lớp mà không có bằng cớ nào chứng minh điều đó.
- Đặt câu hỏi: Ví dụ như: Con có làm hết bài tập về nhà không? Con có ôn bài không? Con có hỏi lại những chỗ không hiểu không? Tối hôm trước con có ngủ đủ không? Ngay cả khi bạn biết trước câu trả lời cho những câu hỏi này, việc hỏi sẽ giúp con suy nghĩ.
- Hướng con đến những suy nghĩ thực tế hơn: Nếu con có những câu trả lời mâu thuẫn, hãy giúp con hiểu rằng con có thể học được từ sự việc này. Suy nghĩ thực tế của con nên là: “Mình đã không làm tốt bài kiểm tra này, nhưng giờ mình biết phải làm gì cho lần sau rồi”.
- Củng cố những suy nghĩ hiệu quả đó: Hãy dạy con bạn cách xác định những suy nghĩ bất hợp lí, có thể bằng cách nói cho con nghe những lần bản thân bạn có những suy nghĩ bất hợp lí và cách bạn thay đổi chúng.
Giúp đỡ con nhận thức được những suy nghĩ không đúng và thay đổi chúng không phải là việc có thể làm một sớm một chiều. Một số trẻ sẽ rất khó để thay đổi những suy nghĩ bất hợp lí đó. Vì thế đây là việc bạn phải dạy từ từ và liên tục. Một khi con học bạn học được điều này, nó sẽ giúp con thấy tốt hơn và suy nghĩ hiệu quả hơn khi phải đối mặt với những cảm xúc tiêu cực.
Theo – Ts. Teresa Busto
Dịch giả – Ths, Chuyên gia tư vấn tâm lý Dũng Phạm
(Nguồn: https://www.nami.org/Blogs/NAMI-Blog/August-2017/Helping-Children-Learn-How-to-Think-Positively)
————————
VIỆN TÂM LÝ SUNNYCARE
📌 Landmark Plus, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P22, Bình Thạnh, TPHCM
SUNNYCARE ấm áp chào đón bạn bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu trên thế giới.
Để tư vấn qua điện thoại 24/7, bạn vui lòng gọi số 1900 6295 (Việt Nam)
Để đặt lịch gặp chuyên gia tâm lý trực tiếp tại văn phòng hoặc online qua video call, bạn vui lòng gọi số 028 7300 6848 – 089 639 7968 (Zalo) hoặc đăng ký TẠI ĐÂY
Để kết nối chương trình báo cáo chuyên đề tâm lý cho doanh nghiệp và chăm sóc tinh thần người lao động (EAP), bạn vui lòng liên hệ:
📧Email: infoasst@sunnycare.vn
☎️Tel: 028 7300 6848 | 📞Hotline: 092 176 8769 (Thư ký)
🌍Website: https://eap.sunnycare.vn
- Bạn có thực sự đang muốn cứu vãn tình yêu của mình?
- Trò chuyện hiệu quả với trẻ vị thành niên
- Làm thế nào để hướng dẫn con nhận diện cảm xúc của bản thân?
- Chồng lừa dối cùng nhân tình
- Cả hai em gái song sinh đều có biểu hiện đồng tính
- Những cách thức suy nghĩ sai lầm mà chúng ta thường gặp
- Làm thế nào để chia sẻ với con về kiến thức giáo dục giới tính?