Những đứa con nhỏ bé bỏng của chúng ta thật đáng yêu, tâm hồn chúng trong sáng và hôn nhiên, bỗng dưng lớn lên vài tuổi đột nhiên con chúng ta biết nói dối. Hầu hết các cha mẹ trong trường hợp này đều giật mình, băn khoăn, thậm chí tức giận vì không hiểu là con minh đã học thói quen xấu này từ đâu. Các bậc cha mẹ chúng ta hãy bình tĩnh, đừng quá lo lắng, buồn rầu hay tức giận khi con mình nói dối, để tìm phương cách giúp. Nếu nói dối là một đức tính xấu thì chúng ta hãy giúp con thay thế một đức tính đối nghịch với tính này đó là sự trung thực.
Bài viết dưới dây Xin chia sẻ cùng các bậc cha mẹ về cách giúp con sống trung thực.
1. Cha mẹ hãy giữ tâm thế bình tĩnh
Cha mẹ nào cũng sẽ đau lòng và tức giận khi phát hiện ra con mình nói dối; và quyết định là sẽ phải trừng phạt ngay, phạt con thật nặng để buộc con phải chấm dứt ngay việc nói dối. xin thưa rằng co chúng ta cũng chưa ý thức được đầy đủ nói dối là không tốt, những điều chúng ta trừng phạt con trong lúc tức giận đều không mang lại gí trị của sự giáo dục.
Cha mẹ cần nhớ một điều con mình nói dối đến từ rất nhiều yếu tố, không chỉ là việc bắt chước người lớn hay bạn bè mà còn là nhận thức của trẻ chưa rõ ràng chưa thấy được tính nghiêm trọng của việc nói dối. vây cha mẹ cần bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và giúp con hiểu nói dối là xấu, hãy bình tĩnh, cư xử không la rầy quát mắng con.
2. Dạy cho con giá trị của sự trung thực
Giải thích cho con, nói dối là một tính xấu, là việc tự bia ra không đúng sự thật, tung tin thất thiệt làm mọi người bối rối, nói dối tức là lời nói không đúng với sự thật diễn ra trong thực tế
Cha mẹ có thể cho con biết mình thất vọng khi biết trẻ nói dối và nói cho con biết bố mẹ sẽ đánh giá cao hơn khi con nói sự thật. Cha mẹ hãy gần gũi và kể cho con những câu chuyện về giá trị của lòng trung thực rồi hỏi con để con rút ra được bài học trung thực từ câu chuyện mà mình vừa kể cho con nghe, rau đó giúp con áp dụng bài học này vào những tình huống thực tế cuộc sống.
3. Bố mẹ hãy là tâm gương của lòng trung thực
Nhiều khi con chúng ta đã học được cách nói dối từ cha mẹ, có thể chúng ta vô cho rằng nói dối một chuyện nào đó với những người khác mà con chúng ta biết được và chúng thấy rằng nói dối cũng là điều có lợi. vì vậy, cha mẹ muốn con chúng ta không nói dối thì bố mẹ là người thực hiện đức tính trung thực trước để trẻ noi theo; Cho vậy nên cha mẹ tuyệt đối không được nói dối người khác hay nói dối với chính trẻ. Việc nói dối nơi cha mẹ dù mang ý tốt hay xấu đều có thể tạo thành thói quen không tốt cho con.
Những hành vi nêu gương từ những người lớn xung quanh mang tính quyết định đến việc hình thành nhân cách của những đứa trẻ, vì vậy bạn hãy chú ý đến những thành viên trong gia đình hoặc những người hàng xóm thân thiết gần gũi với trẻ để có thể cùng hướng dẫn con bạn thông qua những giao tiếp xã hội hàng ngày.
4. Không tạo cho con áp lực
Cha mẹ chúng ta không nên đặt quá nhiều kì vọng vào con, như mong muốn con phải học thật giỏi, phải trở thành hình mẫu thế này thế khác. Vô hình hóa chúng ta đã đẩy con vào sự dối trá để làm hài lòng bố mẹ.
Trong cuộc đời của con người bất kỳ già hay trẻ hầu như ai nói dối ít nhất một lần. Vậy, là cha mẹ hãy biết cách giúp con loại bỏ tính nói dối ngay từ khi con còn nhỏ, Bởi vì nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách sau này của con. Nếu cha mẹ không can thiệp sớm, sau này lớn lên chúng sẽ trở thành “chuyên gia” của sự dối trá.
5. Không “gán nhãn” cho con
Nếu con chúng ta có mắc phải tính nói dối này, cha mẹ hãy bình tĩnh, kiên nhẫn giúp con, đừng lấy làm thất vọng khi con chưa thay đổi được bao nhiêu. Tuyệt đối không được “gán nhãn” cho con; bởi khi bị gán nhã là “đứa hay nói dối”, sẽ làm cho con tổn thương đến lòng tự trọng. mặt khác, con sẽ càng tiếp tục nói dối nhằm phản kháng lại cách bố mẹ đối xử với mình hoặc thấy rằng cha mẹ cũng không thay đổi cách nhìn nhận về con nên có thay đổi cũng vô ích. Do đó, cha mẹ cần kiên nhẫn và có lòng bao dung khi dạy con cái mình.
Các phương pháp giải quyết khi trẻ nói dối trên đây sẽ giúp các bậc cha mẹ có thêm kinh nghiệm và kỹ năng ứng xử phù hợp để dạy con đúng cách khi con nói dối. tuy nhiên khi cha mẹ đã dùng rất nhiều cách và biện pháp mà con vẫn không thay đổi thói quen này thì các bậc cha mẹ cần tham khảo thêm lời khuyên của các chuyên gia để giúp con bỏ thói quen xấu này; hoặc đưa con đến các chuyên gia tâm lý để được can thiệp một cách hiệu quả.
————————
VIỆN TÂM LÝ SUNNYCARE
📌 Landmark Plus, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P22, Bình Thạnh, TPHCM
SUNNYCARE ấm áp chào đón bạn bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu trên thế giới.
Để tư vấn qua điện thoại 24/7, bạn vui lòng gọi số 1900 6295 (Việt Nam)
Để đặt lịch gặp chuyên gia tâm lý trực tiếp tại văn phòng hoặc online qua video call, bạn vui lòng gọi số 028 7300 6848 – 089 639 7968 (Zalo) hoặc đăng ký TẠI ĐÂY
Để kết nối chương trình báo cáo chuyên đề tâm lý cho doanh nghiệp và chăm sóc tinh thần người lao động (EAP), bạn vui lòng liên hệ:
📧Email: infoasst@sunnycare.vn
☎️Tel: 028 7300 6848 | 📞Hotline: 092 176 8769 (Thư ký)
🌍Website: https://eap.sunnycare.vn
- Bạn có thực sự đang muốn cứu vãn tình yêu của mình?
- Trò chuyện hiệu quả với trẻ vị thành niên
- Cháu hư tại bà?
- Tư vấn phát triển bản thân
- Tầm quan trọng của EAP trong việc hỗ trợ tâm lý nhân viên
- Bí quyết giúp cha mẹ thấu hiểu sự trưởng thành của con
- Mối liên hệ giữa học ngoại ngữ và kỹ năng đa nhiệm trong công việc