Câu hỏi: Gửi đến chuyên gia tư vấn hôn nhân gia đình
Tôi và vợ mới cưới nhau chưa lâu. Vì tôi là con trai duy nhất nên sau khi cưới chúng tôi ở cùng bố mẹ. Cuộc sống hôn nhân khá hạnh phúc. Chỉ có điều khiến tôi phiền lòng là mẹ và vợ tôi không được hòa hợp. Dù đôi bên vẫn giữ thái độ lịch sự, không to tiếng sỉ vả nhau bao giờ nhưng cũng chưa khi nào có chuyện rủ rỉ, tâm sự vui vẻ như nhiều mẹ chồng – nàng dâu khác.
Còn hai tháng nữa là chúng tôi sẽ chào đón đứa con đầu lòng. Vợ tôi nằng nặc đòi về nhà mẹ đẻ sinh con dù hai nhà cách nhau cả ngày dài đi đường. Mẹ tôi thì nhất định không đồng ý. Theo ý bà, vì là “con đầu cháu sớm” nên ông bà muốn gần cháu, không muốn thiên hạ dị nghị gia đình tôi đối xử với con dâu không tốt. Tôi đã tìm mọi cách thuyết phục mà không bên nào chịu bên nào. Giờ tôi rất bế tắc, không biết nên phân xử thế nào. Đã mấy ngày rồi vợ tôi mặt nặng mày nhẹ, quả là hết sức mệt mỏi.
SUNNYCARE Trả lời:
Bạn mến,
Ông bà ta có câu “chửa là cửa mả”, ý nói về những rủi ro lớn lao người phụ nữ gặp phải trong quá trình mang thai, sinh con. Quả thật, trong giai đoạn này, người phụ nữ rất dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng. Bên cạnh đó, do lượng nội tiết thay đổi thất thường, sức khỏe và trí nhớ đều giảm sút nên tâm lý người phụ nữ khi mang thai, sinh con vô cùng nhạy cảm, yếu đuối. Nếu ở trong hoàn cảnh sống không vui vẻ, thoải mái, không được quan tâm đúng mực, người mẹ rất dễ mắc phải những rối loạn tâm lý: căng thẳng, stress, trầm cảm…
Theo như bạn chia sẻ, mẹ bạn dù rất mong muốn được chăm sóc con dâu và cháu nội nhưng mối quan hệ giữa mẹ chồng – nàng dâu từ trước vốn có khoảng cách. Vì vậy, thật khó để vợ bạn có thể cảm thấy tin tưởng, thoải mái, thư giãn trong thời gian sinh con. Vợ bạn hẳn có lý do nào đó nên mới tha thiết mong muốn được về nhà ngoại sinh con. Nếu bạn và gia đình chưa lắng nghe đã vội vàng áp đặt, gây sức ép, có thể khiến vợ bạn miễn cưỡng ở lại nhưng e rằng điều đó sẽ gây ra những tâm lý bức bối, khó chịu từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và thai nhi.
Mẹ vợ là người vợ bạn thân thiết, tin tưởng, có thể bà sẽ là người chăm sóc chu đáo, tạo cảm giác thoải mái cho vợ trong thời gian cô ấy sinh con, ở cữ. Tuy nhiên, theo như bạn chia sẻ, sau khi sinh con được một tháng, vợ con bạn sẽ lại về chung sống với bố mẹ chồng. Nếu vợ chồng bạn không khéo léo thuyết phục, để mất lòng bố mẹ bạn, có thể quá trình chung sống sau này sẽ rất khó khăn. Hẳn bạn cũng thấy việc ở chung với bố mẹ dù có nhiều lợi ích nhưng bên cạnh đó cũng có sự lệ thuộc. Nếu vợ chồng bạn muốn tự quyết định cuộc sống của mình, cần có sự tự lập.
Nhìn chung, vợ bạn dù sinh con ở nhà mẹ đẻ hay sinh con ở nhà chồng đều có những cái được cái mất riêng. Bạn cần bàn luận kĩ càng với vợ để cùng đưa ra phương án chung. Nếu được, bạn có thể cân nhắc đến việc đón mẹ vợ vào chăm con một thời gian. Chia sẻ với bố mẹ đẻ để họ hiểu vấn đề và có biện pháp hỗ trợ con dâu và cháu.
Tin rằng với sự khéo léo, bản lĩnh của bạn, mọi chuyện rồi sẽ ổn thỏa.
Thân chào bạn!
Chuyên viên tâm lý Phạm Hoa
Đoàn tâm lý SUNNYCARE
————————
VIỆN TÂM LÝ SUNNYCARE
📌 Landmark Plus, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P22, Bình Thạnh, TPHCM
SUNNYCARE ấm áp chào đón bạn bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu trên thế giới.
Để tư vấn qua điện thoại 24/7, bạn vui lòng gọi số 1900 6295 (Việt Nam)
Để đặt lịch gặp chuyên gia tâm lý trực tiếp tại văn phòng hoặc online qua video call, bạn vui lòng gọi số 028 7300 6848 – 089 639 7968 (Zalo) hoặc đăng ký TẠI ĐÂY
Để kết nối chương trình báo cáo chuyên đề tâm lý cho doanh nghiệp và chăm sóc tinh thần người lao động (EAP), bạn vui lòng liên hệ:
📧Email: infoasst@sunnycare.vn
☎️Tel: 028 7300 6848 | 📞Hotline: 092 176 8769 (Thư ký)
🌍Website: https://eap.sunnycare.vn
- Bạn có thực sự đang muốn cứu vãn tình yêu của mình?
- Trò chuyện hiệu quả với trẻ vị thành niên
- Luôn nghĩ về nam giới có phải người đồng tính nam?
- Chồng lừa dối cùng nhân tình
- Dịch vụ EAP – tư vấn tâm lý người lao động
- Bạn trai đòi chia tay vì em không đồng ý “vượt rào”
- Nỗi lòng của người mẹ không được gặp con