Trong một thế giới không ngừng tôn vinh sự vượt trội, chúng ta thường bị lôi cuốn bởi những chuẩn mực về cuộc sống lý tưởng. Những hình ảnh hoàn mỹ tràn ngập mạng xã hội và những câu chuyện về thành công huy hoàng dường như khiến mọi người phải nỗ lực không ngừng để đạt được mức độ ‘hoàn hảo’ ấy. Tuy nhiên, trong quá trình tự hoàn thiện, liệu việc này có thực sự là ưu tiên hàng đầu hay không?
Chúng ta cần phải xem xét lại những mục tiêu đã đề ra. Trong khi chúng ta nỗ lực hướng tới phiên bản tốt nhất của bản thân, có khả năng ta đã tạo ra áp lực không mong muốn cho chính mình. Cái gọi là ‘hoàn thiện’ thật ra có phải là mục tiêu cuối cùng, hay đó chỉ là ảnh hưởng ảo giác, là thứ hình ảnh mà chúng ta không thể thực sự bắt kịp? Mỗi người có câu trả lời cho mình dựa vào cách mà họ nhận thức về thành công trong cuộc sống.
Khi mục tiêu cuộc sống hướng đến sự hoàn hảo có thể làm ta quên mất quá trình trải nghiệm, học hỏi và lớn lên từ mỗi thử thách mới chính là những điều tự thân có giá trị. Có lẽ chúng ta cần phải chậm lại, xem lại quá khứ và biết ơn cho mỗi bước đi đã qua, cho dù nó chưa đến mức hoàn hảo. Hoàn thiện không được hình thành ngay lập tức, nhưng là kết quả đến từ sự cố gắng và sẵn sàng tự cải thiện không ngừng.
Đánh mất đi sự ám ảnh tự giam là trong cái vỏ hoàn hảo, chúng ta tìm kiếm tự do để thử nghiệm- thất bại và từ đó, rút ra rất nhiều bài học giá trị cho mình. Đây mới thực sự là cách mà chúng ta có thể phát triển bản thân mình. Hãy sống cuộc sống thật sự có giá trị cho chính bản thân chúng ta chứ không phải vì hai từ “Hoàn hảo” do xã hội quy định thông qua một số bí quyết sau:
1. Hãy áp dụng nguyên tắc “Tiến triển tốt hơn hoàn hảo”
Trong hành trình phát triển bản thân, chúng ta thường mắc phải sai lầm khi đặt ra mục tiêu hoàn hảo như một điểm đến bắt buộc. Nhưng thực tế, sự hoàn hảo không phải lúc nào cũng cần thiết, thậm chí nó có thể trở thành gánh nặng. Thay vào đó, hãy áp dụng nguyên tắc “tiến triển tốt hơn hoàn hảo”. Điều này có nghĩa là chúng ta cần nhìn nhận mỗi bước tiến dù nhỏ nhất cũng là một phần quan trọng của quá trình phát triển. Mỗi lần bạn vượt qua sự trì hoãn, hoặc hoàn thành một nhiệm vụ dù là nhỏ nhất, đều là dịp để kỷ niệm. Mừng vì bạn đã tiến lên phía trước, mừng vì bạn đã không đứng yên. Điều này tạo ra một chuỗi những khoảnh khắc tích cực, giúp bạn duy trì động lực và xây dựng niềm tin vào khả năng của chính mình. Cuối cùng, chính những tiến triển đó, dù nhỏ, sẽ tổng hợp lại và tạo nên sự thay đổi lớn lao mà bạn hằng mong đợi.
2. Tập trung vào quá trình học hỏi
Tập trung vào quá trình học hỏi là một chiến lược quan trọng để vượt qua giới hạn của sự hoàn hảo. Khi chúng ta dành thời gian để đánh giá và trân trọng từng bước đi, từng nỗ lực mà mình đã bỏ ra, không những giúp giảm bớt áp lực mà còn mang lại cảm giác hạnh phúc, sự tự tin trong từng hành động. Hãy xây dựng những mục tiêu nhấn mạnh đến sự phát triển cá nhân, như việc nâng cao kỹ năng và mở rộng kiến thức. Điều này không chỉ giúp bạn tiến bộ từng ngày mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự thành công lâu dài. Bởi vì, khi chúng ta không còn bị ám ảnh bởi việc tạo ra sản phẩm hoàn hảo, chúng ta sẽ tự do khám phá, sáng tạo và học hỏi từ mỗi trải nghiệm, từ đó liên tục hoàn thiện chính mình.
3. Nhìn nhận vấn đề khách quan
Khi đối mặt với sai lầm hay thất bại, thay vì ngập chìm trong sự tự chỉ trích mà làm mất đi năng lượng và lòng tin vào bản thân, hãy nhìn nhận chúng như những cơ hội để trưởng thành hơn. Mỗi lỗi lầm đều ẩn chứa bài học quý báu, và chính sự nhận thức này sẽ giúp bạn phân tích một cách khách quan, xác định được nguyên nhân và điểm yếu cần khắc phục. Bạn sẽ học được cách tiếp cận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, thay vì chỉ nhìn thấy rào cản và trở ngại. Tự nhìn nhận không có nghĩa là bạn phủ nhận trách nhiệm, mà là bạn chấp nhận nó một cách tích cực, với tinh thần sẵn sàng học hỏi và cải thiện mình mỗi ngày.
4. Vượt qua giới hạn do bản thân tạo ra
Chúng ta nên nhận ra và đương đầu với những niềm tin giới hạn, những rào cản tâm lý tự tạo ra có thể ngăn cản tiến trình của chúng ta. Có thể bạn không nhận ra, nhưng đôi khi chính những suy nghĩ tiêu cực như “Tôi không đủ giỏi” hay “Tôi không thể làm điều này” lại là lý do khiến bạn không dám mạo hiểm, không dám thử sức với những cơ hội mới. Để giải quyết vấn đề này, hãy áp dụng kỹ thuật phản biện tâm lý – một phương pháp mạnh mẽ để chất vấn và thay đổi những quan điểm tiêu cực. Bằng cách đặt câu hỏi và thách thức tính hợp lý của chúng, bạn dần dần có thể biến đổi niềm tin của mình theo hướng tích cực hơn. Khi bạn bắt đầu tin rằng mình có khả năng cải thiện và phát triển, mục tiêu hoàn hảo sẽ không còn là gánh nặng.
5. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nguồn lực
Môi trường xung quanh ta không chỉ là không gian sống mà còn là nguồn năng lượng vô hình, có sức ảnh hưởng đáng kể đến hành trình phát triển cá nhân. Để tiến xa hơn trên con đường này, việc tạo dựng một môi trường hỗ trợ là vô cùng quan trọng. Hãy bắt đầu bằng việc xây dựng mạng lưới cảm xúc với những người bạn, người thân và đồng nghiệp tích cực, những ai sẵn lòng lắng nghe, chia sẻ và động viên bạn mỗi khi khó khăn. Khi được vây quanh bởi những tâm hồn ấm áp, những bàn tay sẵn sàng nâng đỡ, bạn sẽ thấy rằng mục tiêu không nằm ở việc đạt được sự hoàn hảo xa vời, mà là ở việc từng bước tiến triển, dù nhỏ, nhưng chắc chắn. Đó là lúc bạn hiểu rằng, trong hành trình phát triển bản thân, sự đồng cảm và sẻ chia giá trị từ những người xung quanh có thể tiếp thêm sức mạnh để bạn vượt qua mọi thử thách, không ngừng học hỏi và phát triển.
“Sự hoàn hảo” không phải là điểm đến cuối cùng trong cuộc sống mà là một hành trình không ngừng nghỉ. Mục tiêu của chúng ta không nằm ở việc đạt được sự hoàn hảo không tì vết, mà là việc không ngừng cải thiện, học hỏi từ những sai lầm và trải nghiệm của bản thân. Vì vậy, đừng ngần ngại đặt ra những mục tiêu mới, thách thức giới hạn của bản thân và tận hưởng từng khoảnh khắc của hành trình. Chúc bạn luôn đủ can đảm để tiếp tục bước đi, không chỉ cho riêng mình mà còn để truyền cảm hứng cho những người xung quanh.
————————
VIỆN TÂM LÝ SUNNYCARE
📌 Landmark Plus, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P22, Bình Thạnh, TPHCM
SUNNYCARE ấm áp chào đón bạn bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu trên thế giới.
Để tư vấn qua điện thoại 24/7, bạn vui lòng gọi số 1900 6295 (Việt Nam)
Để đặt lịch gặp chuyên gia tâm lý trực tiếp tại văn phòng hoặc online qua video call, bạn vui lòng gọi số 028 7300 6848 – 089 639 7968 (Zalo) hoặc đăng ký TẠI ĐÂY
Để kết nối chương trình báo cáo chuyên đề tâm lý cho doanh nghiệp và chăm sóc tinh thần người lao động (EAP), bạn vui lòng liên hệ:
📧Email: infoasst@sunnycare.vn
☎️Tel: 028 7300 6848 | 📞Hotline: 092 176 8769 (Thư ký)
🌍Website: https://eap.sunnycare.vn
- Bạn có thực sự đang muốn cứu vãn tình yêu của mình?
- Trò chuyện hiệu quả với trẻ vị thành niên
- Những thách thức người chuyển đổi giới tính phải đối mặt trước và trong quá trình chuyển giới
- Đừng để trầm cảm hủy hoại cuộc sống và hạnh phúc nội tâm của bạn
- Làm thế nào để chia sẻ với con về kiến thức giáo dục giới tính?
- Đồng tính nữ có phải là bệnh không?
- Hôn nhân là trạm cuối cùng của tình yêu – Đúng hay sai?