708 lượt xem

Ngăn ngừa chứng trầm cảm ở trẻ

Ở tuổi trẻ, các mối quan hệ thường là nguồn gốc của chứng trầm cảm. Đó có thể là mối quan hệ với bố mẹ, anh chị em hoặc bạn bè. Ở độ tuổi hiện tại, việc nhận diện chính xác tình trạng sức khỏe tinh thần đang hiện diện là một khó khăn, chính vì thế sự căng thẳng, ức chế thường được bộc lộ bằng sự im lặng hoặc cáu giận, bực bội…Trẻ thường bị thiếu hụt các kỹ năng liên quan đến việc kết nối và duy trì mối quan hệ với người khác. Chúng thường bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ bi quan, khiến mọi hành xử trở nên thiếu cân nhắc và tồi tệ.

Hiện nay, con số trầm cảm ở giai đoạn tuổi vị thành niên đang trở nên báo động. Sự buồn bã ở trẻ thường dẫn đến việc tránh giao tiếp với môi trường sống xung quanh, xúc cảm cũng bị bào mòn từ đây. Tuy nhiên, chúng ta cũng có những cách thức làm giảm bớt nguy cơ trầm cảm bằng cách dạy trẻ chấp nhận khiếm khuyết và có nhìn nhận tích cực hơn về những sai lầm, khó khăn.

Một số phương thức có thể áp dụng trong việc phòng ngừa, can thiệp và chữa lành “vết thương” tâm hồn cho trẻ hiệu quả như tạo dựng cho trẻ một môi trường phát triển lành mạnh bằng sự tương tác, yêu thương và thấu hiểu. Ngoài nhu cầu vật chất, trẻ cần nhiều hơn thế vì sức khỏe tinh thần và thể chất có sự liên đới với nhau. Khi tinh thần có những sự căng thẳng, ức chế không được giãi bày, chúng sẽ biểu hiện ra bên ngoài bằng những triệu chứng cơ thể đáng báo động.

Khuyến khích trẻ cân bằng giữa việc học và giải trí cũng như hoạt động phát triển bản thân. Đây là một hành trình cần sự kiên nhẫn, nỗ lực không chỉ ở cá nhân trẻ mà cần sự đồng hành từ những người thân yêu. Bố mẹ giúp trẻ tự tin trong việc bộc lộ cảm xúc, ý kiến cá nhân. Đây là nền tảng, tiền đề để trẻ phát triển các kỹ năng cần thiết sau này. Thói quen chia sẻ không tự có, chúng được hình thành qua thời gian và thói quen trong gia đình. Hãy khuyến khích trẻ tìm kiếm sự yêu thích của mình và xác lập cho mình những mục tiêu vì chứng trầm cảm thường gia tăng ở những cá nhân không có mục tiêu cố gắng.

Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện căng thẳng, ức chế cần đưa trẻ tìm gặp chuyên gia tâm lý vì bên cạnh sự giãi bày, các liệu pháp tâm lý phù hợp sẽ giúp trẻ sớm tìm được sự cân bằng trong cuộc sống.

Trẻ cần sự tương trợ từ những người xung quanh khi gặp khó khăn nhưng không phải lúc nào sự khó khăn cũng dễ dàng chia sẻ và cảm nhận. Hãy cho trẻ biết được sự quan tâm của bạn, trẻ sẽ nói cho bạn biết trẻ đang cảm nhận như thế nào về cuộc sống hiện tại.

Đoàn chuyên gia tâm lý SUNNYCARE

————————

VIỆN TÂM LÝ SUNNYCARE

📌 Landmark Plus, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P22, Bình Thạnh, TPHCM

SUNNYCARE ấm áp chào đón bạn bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu trên thế giới. 

Để tư vấn qua điện thoại 24/7, bạn vui lòng gọi số 1900 6295 (Việt Nam)

Để đặt lịch gặp chuyên gia tâm lý trực tiếp tại văn phòng hoặc online qua video call, bạn vui lòng gọi số 028 7300 6848 – 089 639 7968 (Zalo) hoặc đăng ký TẠI ĐÂY

Để kết nối chương trình báo cáo chuyên đề tâm lý cho doanh nghiệp và chăm sóc tinh thần người lao động (EAP), bạn vui lòng liên hệ:
📧Email: infoasst@sunnycare.vn
☎️Tel: 028 7300 6848 | 📞Hotline: 092 176 8769 (Thư ký)
🌍Website: https://eap.sunnycare.vn